Những viên kim cương có giá trị nhất thế giới

Những viên kim cương có giá trị nhất thế giới luôn là tiêu điểm để thu hút khách chiêm ngưỡng giá trị đắt đỏ của chúng. Bấm xem chi tiết!

Những viên kim cương có giá trị nhất thế giới luôn là những viên kim cương thuộc về những người quyền lực của thế giới. Viên kim cương đắt nhất thế giới sẽ nâng mọi thứ lên một tầm cao mới. Tuy nhiên thực tế thì viên kim cương không là quý hiếm nhất vì chúng thuộc dòng đá quý phổ biến được trong tự nhiên.
Điều khiến chúng trở nên đắt giá chính là trong tổng số sản lượng tìm thấy trên thế giới, chỉ có 30% kim cương có chất lượng hoàn mỹ được đưa vào chế tác. Cùng kim cương KIM KHIẾT khám phá và tìm hiểu thêm những thông tin về viên kim cương có giá trị nhất thế giới nhé!

1. Những viên kim cương có mức giá cực khủng

Archduke Joseph Diamond viên kim cương trong suốt

Giá: 21,5 triệu USD tương đương khoảng 491.382.500.000 VND – được lấy theo tên gọi của một gia đình người Áo đã lưu giữ chúng qua nhiều thế hệ. Về sau, viên kim cương có trọng lượng 78,54 carat này đã được bán đấu giá và được mua lại bởi Molina Fine Jewelers of Phoenix.
Những thập kỷ sau đó, viên kim cương Archduke Joseph được bán đấu giá ở nhiều nơi khác nhau. Cho đến năm 2002, mọi người nhìn thấy viên đá này được cô ca sĩ nữ nổi tiếng Celine Dion đeo trong một chương trình truyền hình.
Tính đến thời điểm hiện tại, Archduke Joseph Diamond không rõ thuộc quyền sở hữu của ai, vì chúng đã được mua lại trong buổi đấu giá năm 2012 với mức tiền chi là 21,5 triệu USD.

The perfect pink viên kim cương hồng hoàn hảo

Giá: 23,17 triệu USD tương đương khoảng 529.550.350.000 VND. Viên kim cương này được viện đá quý Hoa Kỳ (GIA) công bố là viên kim cương hồng hoàn hảo nhất và đẹp nhất trong danh sách 18 viên cùng loại nặng hơn 10 carat. Trọng lượng thực tế của The Perfect Pink là 14,23 carat và được bán với mức giá 23,17 triệu USD cho một người ẩn danh tại buổi đấu giá diễn ra ở Christie’s (Hong Kong) vào năm 2010.

Viên kim cương màu cam

Giá: 35,5 triệu USD tương đương khoảng 811.352.500.000 VND. Cấu tạo màu sắc cam của viên kim cương rất đặc biệt, chúng được tạo ra bởi một lượng nitơ bên trong thành phần của đá. Viên kim cương màu cam thuộc hàng đắt nhất thế giới này có hình dạng quả lê, nặng 14,82 carat. Năm 2013, viên đá quý hiếm này đã được bán với mức giá rất cao lên đến 35,5 triệu USD trong buổi đấu giá tại Christie’s Geneva Magnificent Jewels Sale. Đặc biệt hơn, đây là viên kim cương cam lớn nhất thế giới được báo cáo và công nhận bởi viện đá quý Hoa Kỳ.

2. Những viên kim cương có sức hấp dẫn nhất

Viên kim cương của Ấn Độ

Được phát hiện tại khu mỏ của Ấn Độ tại khu vực của Golconda, Andhra Pradesh. Viên kim cương này có tên là Koh-i-noor, là viên kim cương thiên nhiên quý giá và đắt nhất hành tinh ở thời điểm hiện tại với giá trị được cho là 10 – 13 tỷ bảng Anh. Viên kim cương gây ấn tượng mạnh bởi vẻ đẹp lấp lánh cùng trọng lượng lên đến 105,6 carat. Từng thuộc sở hữu của nhiều vương triều Ấn Độ, Ba Tư. Hiện nay, Koh-i-noor đang được đính trên vương miện của nữ hoàng Elizabeth.

Viên kim cương của Châu Phi

Ngoài ra còn một loại kim cương nữa – Cullinan – là viên kim cương thô lớn nhất mà con người từng nhìn thấy cho đến thời điểm hiện tại và được định giá lên tới 2 tỷ USD. Nó được phát hiện vào năm 1905 tại Nam Phi bởi Sir Thomas Cullinan và được mua lại bởi chính quyền Transvaal để làm quà sinh nhật cho vua Edward 7 của Vương quốc Anh. Dưới đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Joseph Asscher – người đứng đầu công ty Asscher Diamond, Cullinan được chia cắt thành 9 viên kim cương lớn và hàng trăm viên kim cương nhỏ. Trong đó, viên kim cương lớn nhất được gọi là “Ngôi sao Châu Phi I” hay Cullinan I” và là viên kim cương không màu lớn nhất thế giới trong thời gian dài với trọng lượng 530 carats. Viên kim cương lớn thứ nhì được gọi là “Ngôi sao Châu Phi II” hay “Cullinan II”, có trọng lượng 317 carats.

Viên kim cương của hy vọng

HOPE – viên kim cương mang ý nghĩa là hy vọng được phát hiện tại Ấn Độ vào những năm 1600, có trọng lượng lên tới 45,52 carats và được định giá khoảng 200 đến 250 triệu USD. Vì không thể cưỡng lại trước vẻ đẹp hoàn hảo của HOPE, vua Louis XIV đã mua lại viên kim cương này và trở thành chủ sở hữu của viên kim cương đắt giá nhất thế giới – HOPE.

3. Tiêu chuẩn định mức viên kim cương

Phân loại 4C sẽ giúp xác định được giá trị của một viên kim cương và cho biết chất lượng của nó. Người bán kim cương thường đặt định giá của những viên kim cương dựa trên các báo cáo phân loại 4C. Và việc hiểu biết những điều cơ bản về cách phân loại này rất hữu ích để so sánh chất lượng khi có hai viên kim cương giống nhau. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là cách viên kim cương được nhìn trực tiếp bằng mắt thường, về kết cấu tổng thể bên ngoài của viên kim cương trông hấp dẫn như thế nào khi được nhìn bằng mắt trực tiếp.

Chất lượng của một viên kim cương được xác định bởi 4C:

  • Cắt (cut): Chất lượng của các góc, tỷ lệ, các khía cạnh và các chi tiết hoàn thiện.
  • Màu sắc (color): Viên kim cương không màu như thế nào.
  • Độ trong (clarity): Độ sạch của viên kim cương là bao nhiêu và không có tì vết.
  • Trọng lượng (carat weight): Trọng lượng của viên kim cương.

Bốn đặc tính này của một viên kim cương là những thành phần quan trọng ảnh hưởng đến vẻ đẹp và cấu trúc của nó. 4C tương tác với nhau bên trong viên kim cương và thường nó sẽ phản chiếu lại vào mắt của bạn phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng đường cắt mà còn phụ thuộc vào màu sắc và độ trong. Bốn đặc điểm của kim cương được các chuyên gia phân loại trên thang điểm nhất quán, mang đến cho bạn một công cụ để đánh giá kim cương chuẩn xác nhất.


Cùng kim cương KIM KHIẾT theo dõi thêm những thông tin bài viết về kim cương nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact options